Sinh lý bệnh hệ tiêu hóa.

0
616
bệnh viêm dạ dày mãn tính

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG HỆ TIÊU HÓA

Chức năng: mọi đoạn đều có 4 chức năng:

– Co bóp: tác dụng nhào trộn và đẩy thức ăn từ trên xuống dưới.

– Tiết dịch: tiết các enzyme tiêu hóa, các chất bảo vệ, hormon…

– Hấp thu: hấp thu các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa.

– Bài tiết: đào thải chất cặn bã theo phân.

– Tùy từng đoạn tiêu hóa có chức năng nổi trội. VD: nghiền nát ở miệng, nhào trộn ở dạ dày, hấp thu chủ yếu ở ruột non.

Viêm dạ dày

II. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG DẠ DÀY

2.1. Rối loạn chức năng co bóp

2.1.1. Tăng co bóp

* Nguyên nhân:

– Viêm dạ dày

– Cơ học: hẹp, tắc môn vị giai đoạn đầu

– Cường phó giao cảm, ức chế giao cảm

– Thức ăn có tính kích thích, thuốc kích thích dạ dày như histamin

* Hậu qủa: ợ hơi, đau tức, nôn, tiêu chảy

2.1.2. Giảm co bóp

* Nguyên nhân:

– Tâm lý: lo lắng, sợ hãi

– Cản trở cơ học kéo dài (sau giai đoạn tăng có bóp): u, dị vật, tắc lâu ngày làm cơ dạ dày bị liệt.

– Mất thăng bằng TK thực vật: cường giao cảm, ức chế phó giao cảm.

* Hậu quả:

– Đầy bụng, khó tiêu

– Sa dạ dày

 

2.2. Rối loạn chức năng tiết dịch

2.2.1. Sinh lý bài tiết dịch vị

– Số lượng: 2-3 lít/ngày

– Thành phần:

HCl (tế bào thành)

Pepsinogen (tế bào chính)

Dịch nhày

Enzyme và Ion vô cơ

2.2.2. Tăng tiết dịch vị

– Sinh lý: 0.5%

– Bệnh lý:

Viêm, loét dạ dày tá tràng

Viêm ruột

– Biểu hiện: đau, ợ chua

2.2.3. Giảm tiết dịch vị

– Sinh lý: 4%

– Bệnh lý:

Tại dạ dày: viêm, teo dạ dày

Ngoài dạ dày: sốt, suy dinh dưỡng, tâm lý (lo buốn…)

II.2.4. Không có acid (vô toan)

– Giả: không có acid tự do, có aicd kết hợp (viêm dạ dày mạn)

– Thật: không có cả acid tự do và acid kết hợp (viêm teo niêm mạc, ung thư dạ dày)

III. Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày, tá tràng

3.1. Cơ chế

Loét dạ dày tá tràng là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, trong đó yếu tố tấn công ưu thế hơn.

– Yếu tố tấn công  bao gồm: acid và pepsinogen

– Yếu tố bảo vệ gồm: chất nhày, HCO3- , sự tái tạo niêm mạc

3.2. Những tác nhân gây tăng yếu tố tấn công và giảm yếu tố bảo vệ

*Thuốc tây.

Những loại thuốc gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thuộc nhóm NSAID. Ví dụ như: các loại thuốc thuộc nhóm axit acetylsalicylic (như Aspirin), thuốc chống viêm, các  chữa khớp,  các thuốc hormone như sterol.

* Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID: non-steroid anti- inflammatory drugs): là yếu tố nguy cơ hàng đầu, trong một số trường hợp chúng là nguyên nhân gây loét dạ dày- một bệnh khó điều trị.

* Thuốc lá, rượu

* Tâm lý, thần kinh (căng thẳng, stress…)

* Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Nhiễm trùng vi khuẩn pylori (Helicobacter pylori) loại vi khuẩn thường gây nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Khi Nhiễm khuẩn H. pylori có thể gây viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng, cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng chỉ có một số ít người bị mắc bệnh ung thư dạ dày.

 

* Di truyền : một số nghiên cứu chứng minh bệnh cũng có thể do di truyền.

* Acid mật (trào ngược dạ dày)

Nội tiết NSAID HP Thần kinh Yếu tố khác

Thuốc lá, rượu bia

Giảm sút yếu tố bảo vệ

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/sinh-ly-benh-he-tieu-hoa/