Các yếu tố tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ

0
578
rối loạn kinh nguyệt

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ

    1 Ảnh hưởng do gánh nặng lao động thể lực lớn

lao động nặng

Khi người phụ nữ lao động gắng sức, ví dụ như chuyên chở, bốc vác nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ máy sinh dục của họ, gây lệch tử cung, kinh nguyệt không đều hoặc làm biến dạng khung chậu ( khung chậu dẹt).

Phụ nữ càng ít tuổi ảnh hưởng càng nhiều.

Khi vác nặng, sức ép trong thành bụng tăng lên có thể gây sa sinh dục và đẻ non

    2 Ảnh hưởng của tư thế bắt buộc

Tư thế lao động xấu làm tăng gánh nặng lao động thể lực.Khi lao động trong điều kiện cần phải đứng lâu, hệ thống xương khớp có thể bị thay đổi

Ví dụ như bàn chân bẹt, thoái hóa khớp nhất là khớp háng và đầu gối.

Tư thế đứng tác động đến hệ thống huyết quản chi dưới bị tổn thương làm tĩnh mạch ứ máu và giãn ra.

Khi đứng lâu làm áp lực bụng tăng có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nữ, gây rối loạn kinh nguyệt và tử cung bị lệch và gấp về phía sau.

Ở tư thế lao động gây mỏi, đau vùng thắt lưng, bả vai và cột sống; có thể gây táo bón mãn tính và rễ thần kinh.

Những tư thế khác như nằm, quỳ, thao tác khó khăn, chóng mệt mỏi dễ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

    3 Những ảnh hưởng của công việc gây mệt mỏi thần kinh.

Tư thế

Đối với công việc cần phải tập trung trí não hoặc gây căng thẳng thần kinh liên tục có thể gây rối loạn chức năng hệ thần kinh, mệt mỏi thần kinh, giảm tập trung, dễ  nhầm lẫn và gây rối loạn giấc ngủ.

    4 Ảnh hưởng của rung chuyển

Tác hại của rung chuyển phụ thuộc vào biên độ, vận tốc, gia tốc của rung chuyển ở từng tần số nhất định.

Tác hại của rung chuyển ở tần số lớn biên độ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến các rối loạn thần kinh trung ương, đặc biệt là chức phận thần kinh thực vật:  nhức đầu, nặng đầu, nôn mửa, thường xuyên choáng váng chóng mặt.

Tác hại của rung chuyển ở tần số nhỏ, biên độ lớn sẽ gây rung chuyển toàn thân ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.Trong đó bộ máy sinh dục bị ảnh hưởng nhiều: sa sinh dục, rối loạn kinh nguyệt và thai nghén.

       5  Ảnh hưởng của chất độc trong sản xuất

chất độc hóa học

Do đặc điểm sinh lý của phụ nữ (kinh nguyệt, có thai, cho con bú) dễ nhạy cảm với chất độc hơn.

Theo Brandl, phụ nữ dễ nhạy cảm với tác dụng của SiO2 và do vậy mắc bệnh bụi phổi nhanh hơn nam giới.

Trong thời kì có thai nếu tiếp xúc với khói, hơi khí độc ( CO, CO2, SO2, NO2….) sẽ dễ gây sảy thai, sinh con nhẹ cân.

Một trong số các chất độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục:

  • Thủy ngân gây thoái hóa buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến vô kinh.
  • Benzen ảnh hưởng tới kinh nguyệt do benzen hòa tan trong tổ chức mỡ củ buồng trứng.
  • Thủy ngân, chì, asen, benzen, hidrocacbon thơm….. tác động lên quá trình thai nghén gây sảy thai, vô sinh, dị tật bẩm sinh….

          6 Bệnh tật ở phụ nữ

rối loạn kinh nguyệt

Có sự khác biệt về bệnh tật giữa nam và nữ

Một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy

–  Nam giới thường mắc các bệnh như lao, hen, tim mạch (nhồi máu cơ tim) , loét hành tá tràng.

– Phụ nữ thường mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh thần kinh và tâm thần, giãn tĩnh mạch và viêm khớp

– Trong số các bệnh nêu trên, có 3 nhóm bệnh ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng lao động của phụ nữ:

rối loạn kinh nguyệ

+Các bệnh khớp, nhất là viêm đa khớp mạn tính tiến triển.

+Các tổn thương ở cơ quan sinh dục, tiết niệu.

+ Các rối loạn tâm thần kinh.

Nguồn copy Daihocduochanoi.com

link tại: Các yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ/daihocduoc.com