Loét sinh dục là tình trạng lớp biểu mô của da hoặc niêm mạc sinh dục.
Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nen hội chứng loét sinh dục. Bệnh lý loét sinh dục ngày càng trở nên quan trọng vì loét sinh dục là một trong số các bệnh có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV.
Contents
1 Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây loét sinh dục thay đổi thùy theo địa dư
– Các tác nhân gây bệnh thường gặp là:
+Treponema pallidum gây bệnh giang mai
+Herpes simplex virus type 2 (HSV-2) gây bệnh mụn gộp sinh dục
– Ít gặp:
+Hemophilus ducreyi gây bệnh hạ cam
+ Bệnh ghẻ
+ Bệnh U hạt bẹn
Riêng ở Việt Nam thường gặp bệnh Ghẻ
2 Dịch tễ học
Loét sinh dục hiếm khi được báo cáo, trong số các tác nhân gây bệnh khác nhau chỉ có các test chẩn đoán bệnh giang mai là được sử dụng rộng rãi.Như vậy các số liệu về dịch tễ học của loét sinh dục không hoàn toàn đúng.
2.1 Cách lây truyền
Chủ yếu là quan hệ tình dục
-Giới tính và tuổi
+Nam lớn hơn nữ
+Tỷ lệ mắc bệnh giảm dần từ 20-49 tuổi
-Các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố nguy cơ của bệnh loét sinh dục cũng thay đổi tùy theo nhóm dân và tác nhân gây bệnh.
+Bệnh Herpes ngày càng tăng, ở Mỹ herpes sinh dục là một trong ba bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp (Chlammydia và u nhú tình dục), ở Scandinavia tỷ lệ phụ nữ có thai nhiễm herpes sinh dục tăng gấp 2 lần trong vòng 20 năm qua ( từ 19% -33%). Thầy thuốc và bệnh nhân cần phải lưu ý đến các biểu hiện lâm sàng của bệnh vì đây cũng là một trong những nguy cơ truyền HIV.
+ Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nhóm nam đồng tính luyến ái (các nước công nghiệp hóa ) khá cao, nay có chiều hướng giảm do thay đổi hành vi tình dục khi đại dịch AIDS bùng nổ. +Tỷ lệ mắc bệnh hạ cam thuộc về tầng lớp kinh tế-xã hội thấp và nguồn lây bệnh thường là gái mại dâm, nam giới không cắt bỏ bao da quy đầu thường dễ mắc bệnh hơn ( điều tra ở lính Mỹ mắc bệnh hạ cam, tỷ lệ mắc bệnh là 3,1)
Loét sinh dục phải được xếp hạng ưu tiên hàng đầu trong chương trình kiểm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục vì có thể truyền HIV trong quá trình giao hợp.
3 Chẩn đoán Loét sinh dục và hạch bệnh lý
3.1 Cận lâm sàng:
-Kính hiển vi nền đen
-Cấy virus
-Cấy môi trường đặc biệt: H. Ducreyi
-Huyết thanh giang mai
Chú ý:
Trong điều kiện của Việt Nam, khả năng của các xét nghiệm còn bị hạn chế rất nhiều. Do vậy chẩn đoán đầu tiên nên đặt ra là giang mai vì đây là bệnh quan trọng nhất.
Tóm tắt các đặc điểm lâm sàng các bệnh loét sinh dục
Giang mai I Herpes sinh dục Hạ cam Thời gian u bệnh 9-90 ngày 2-7 ngày 1-35 ngày ( trung bình 3-7 ngày)
Số lượng tổn thương
Thường 1, có thể nhiều hơn
Nhiều : có thể kết hợp thành một cụm, hay gặp ở đợt sơ phát
Thường 1-3, có thể nhiều
Mô tả vết loét
Loét tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, bờ hơi gờ cao
Các mụn nước nông, nhỏ dính chùm và/hoặc trợt;
Các mụn nước có thể hợp lại thành bọng nước hay loét lớn; bờ không đều
Loét đau, đào sâu đến lớp trung bì, bờ không đều, bóc tách được, đường kính từ vài mm-2 cm
Đáy Đỏ, nhẵn và ánh hay đóng vảy, tiết thanh dịch khi ép
Đỏ sáng và nhẵn Đáy bẩn, có nhiều chồi thịt, nhỏ, mù màu vàng, chảy máu khi chạm vào Độ cứng Cứng, không thay đổi hình dạng khi ép không Mềm, thay đổi hình dạng khi ép Đau Không đau, có thể cảm ứng đau khi bị nhiễm khuẩn thứ phát Thường có, rõ ở đợt nhiễm khuẩn sơ phát hơn là tái phát Thường có Hạch bẹn Một hoặc hai bên, chắc, có thể di động không đau, không nung mủ Thường hai bên, chắc cảm ứng đau, thường gặp ở đợt sơ phát hơn là tái phát Một bên (hiếm khi hai bên) da bề mặt hạch đỏ, khối cố định, cảm ứng đau, có thể nung mủ
nguon ghi copy: daihocduochanoi.com
link tai: Loét sinh dục và các dấu hiệu nhận biết loét sinh dục