Ảnh hưởng của bệnh do Toxoplasma đến mẹ và thai

0
483
PHÁT BAN

1 Bệnh do Toxoplasma gondil (TG)

Bệnh do Toxoplasma gondil (TG) quan trọng ở người suy giảm miễn dịch.Dù ký sinh trùng TG phổ biến khắp nơi, thường gặp ở mèo ( phân, lông mèo), nhưng đa số người miễn dịch bình thường nhiễm không có triệu chứng.Bệnh chỉ có biểu hiện khi có suy giảm miễn dịch tạm thời hay lâu dài.

1.1 Lâm sàng chung

-Sốt 38 độ C, mệt, sưng hạch cổ, xương chũm, to vừa, chắc, hơi đau, không viêm quanh hạch ,tồn tại lâu.

-Nội ban ở miệng, viêm thanh quản, sẩn ban-mảng lan tỏa.

-Viêm võng mạc ( 5-10% ) các trường hợp.

VIÊM VÕNG MẠC

-Lách sưng nhẹ ( hiếm )

-Tăng tế bào mono máu thường gặp.

-Bệnh lành tính nếu chỉ giảm miễn dịch tạm thời.

Nếu suy giảm miễn dịch nặng ( nhiễm HIV, .các bệnh ung thư máu….)thì bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm ở các phủ tạng ( riêng rẽ hay lan tỏa) như: viêm não màng não,viêm cơ tim ngoại tâm mạc, viêm phổi kẽ, viêm võng mạc,…thậm chí gây tử vong.

1.2 Chẩn đoán

Các kỹ thuật chẩn đoán khẩn cấp cho các thể nặng và Toxoplasmose bẩm sinh:

PCR ( nước não tủy, máu, nước ối, dịch thể) là kỹ thuật đặc biệt để chẩn đoán   Toxoplasmose bẩm sinh trước sinh và thể lan tỏa.

-Cấy tế bào, mẫu nghiệm tươi, không đông lạnh, cho kết quả 3-6 ngày; tiêm vào chuột.

-Soi trực tiếp: Nhuộm Giemsa, nhuộm Eosine…

NHUỘM GIEMSA

-Đánh dấu miễn dịch( miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, và miễn dịch Peroxydase), mẫu biopsie và các dịch: tủy xương, dịch não tủy, dịch rửa phế quản, các dịch tràn khác.

-Huyết thanh: Phức hợp kháng nguyên TG xác minh các kỹ thuật trên.

Hiện nay ở Việt Nam, chẩn đoán chủ yếu dựa vào : Tình trạng suy giảm miễn dịch, tổn thương phủ tạng gợi ý, huyết thanh học có kháng thể kháng TG và kết quả điều trị.

2 Toxoplasmose bẩm sinh

Tư dưỡng Toxoplasmose gondil qua nhau thai khi mẹ bị sơ nhiễm.Tần số nhiễm ở trẻ em tùy vào tuổi thai nhiễm:

17% ba tháng đầu

50% ba tháng giữa

65% ba tháng cuối.

Nhiều trẻ mắc bệnh nhẹ không triệu chứng, chỉ dè dặt tiên lượng về mắt.Có một số trường hợp lây truyền trong giai đoạn chu sinh trong bối cảnh đã có ủ bệnh Toxo, đặc biệt là trong những trường hợp su giảm miễn dịch, ví dụ như nhiễm HIV.

2.1 Biểu hiện lâm sàng

*Thể có biểu hiện triệu chứng

-Thai chết,

-Viêm não bẩm sinh kèm theo não úng thủy, các nhân xám, các khu vực quanh mạch máu bị calci hóa, chủ yếu viêm võng mạc, dấu hiệu suy não.

-Ảnh hưởng phủ tạng: Phù toàn nhau thai, viêm gan, phát ban trên da.

PHÁT BAN

*Thể không triệu chứng

Lâm sàng nghèo nàn kèm chậm phát triển tinh thần vận động hoặc viêm võng mạc đơn thuần.

*Thể nặng ( hiếm dần)

Nhờ phòng ngừa, các đợt viêm võng mạc có thể xảy ra sau nhiều tháng nhiều năm ở thể bệnh không triệu chứng.

2.2 Chẩn đoán

-Phân lập ký sinh trùng ở nhau.

-Kháng thể dòng IgM (+) khi nhiễm TG cấp, IgG khi nhiễm đã trên 6 tháng.

2.3 Điều trị

-Đối với mẹ:

 

Kết hợp

Pyrimethamine

1 mg/kg/ngày, Sulfadiazine 4-6 g/ngày và acid Folic dù thai nhi có dấu hiệu nhiễm TG hay không.Hiện nay có thể sử dụng Spiramycin liều dùng 6-9 triệu đơn vị/ ngày cho đến khi sinh.

-Đối với trẻ nhỏ từ 0-1 tuổi có nhiễm TG

Pyrimethamine 1 mg/kg/ngày cứ 2-3 ngày một lần,phối hợp với Sulfadiazine dùng hàng ngày (0,1g/kg/ngày), acid folic 1 liều/5 ngày trong 4 đợt điều trị

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

Link tại:Ảnh hưởng của bệnh do Toxoplasma đến mẹ và thai