Điều trị và dự phòng phù phổi cấp đối với thai nghén

0
505
DIGOXIN

            1 Điều trị

Xử trí phù phổi cấp phải đi vào ba việc chính:

-Hô hấp: Giả quyết tình trạng ngạt hô hấp

-Tuần hoàn: Thường là suy tim trái, thường có tăng áp lực ở tiểu tuần hoàn.

-Tiết niệu: Thận không đủ sức tải nhanh một lượng lớn nước tiểu, giảm gánh thất trái.

            Đối với phổi cấp do huyết động xử trí như sau:

-Đặt bệnh nhân ngồi thẳng , tựa lưng, buông thõng hai chân xuống ghế đỡ.Đay là biện pháp làm giảm bớt lưu lượng máu về tim nhanh và đơn giản.

-Thở oxy qua mũi với lượng 8-12l/phút qua cồn pha nước giúp phá vỡ bọt.

-Garo hoặc băng ép các gốc chi ( 3 chi) thay đổi mỗi 15 phút.

GARO

-Tiêm tĩnh mạch các thuốc sau:

+Morphin 0,01 g,1 ống ( cũng có thể tiêm dưới da hoặc dùng seduxen 10 mg hòa loãng tiêm tĩnh mạch chậm), không dùng nếu bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính.

+ Lasix (Furosemid) 20 mg, 2-4 ống tiêm tĩnh mạch,có thể dùng 20 mg sau mỗi 15 phút.Cần phải chú ý tác dụng giảm thể tích máu và kali đột ngột.Lợi điểm của thuốc là có tác dụng giảm được áp lực mao mạch phổi do gia tăng sức chứa tĩnh mạch.

+ Cedilanid 0,4 mg hoặc Digoxin 0,25 mg tiêm tĩnh mạch làm gia tăng sự co bóp của cơ tim.

DIGOXIN

Chỉ định khi: Nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ nhanh.

Chống chỉ định khi: loạn nhịp thất, rối loạn dẫn truyền , rối loạn kali máu nặng.

                                    Nếu sau 15 phút không đỡ:

+Trích máu 300 ml nếu garo không có kết quả- không được làm khi bệnh nhân có thiếu máu, trụy mạch, biện pháp này nên giới hạn chỉ định.

+Nếu có cao huyết áp có thể dùng Rausedyl 1 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong 15 phút hoặc Adalat 10 mg ngậm dưới lưỡi hoặc Acebytolol 0,5-1 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc Natri Nitro Prussiate 0,5-3 mcg/ kg/phút.Ngày nay trong cấp cứu phù phổi cấp người ta dùng Lenitral ( Trinitrine) 3 mg tiêm tĩnh mạch với liều từ 1-2 mg/giờ

                                    -Nếu có thể:

Đặt nội khí quản hút đờm, bọt, bóp bóng với oxy 100% trong 15 phút sau đó cho thở máy với FiO2 0,6 ( oxy 60%) khi có trụy mạch bắt buộc phải thông khí nhân tạo.

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

                                    -Xử tí sản khoa:

Xử trí sản khoa sau khi cơn phù phổi cấp đi qua và ổn định.

+Thai nhỏ dưới 28 tuần: Chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ lấy thai hoặc triệt sản.

+ Thai trên 28 tuần: Mổ lấy thai, triệt sản hoặc cắt tử cung bán phần nếu nguyên nhân của phù phổi cấp là do bệnh tim, bệnh thận.

+ Trong lúc chuyển dạ: Phá ối khi cổ tử cung mở 2-3 cm để rút ngắn chuyển dạ.Rút ngắn giai đoạn 2 của chuyển dạ bằng cách hỗ trợ forceps nếu có đủ điều kiện, tránh cho bệnh nhân rặn đẻ.Nếu có điều kiện cho bệnh nhân nằm đẻ nghiêng trái.Nếu đẻ tư thế sản khoa thì ngay sau sổ thai phải hạ thấp chân ngay.Sau đẻ đặt vấn đề triệt sản sau khi bệnh nhân đã ổn định.

            2 Dự phòng

           Phối hợp cả các biện pháp nội khoa và sản khoa

-Sử dụng thuốc giảm đau, an thần trong khi chuyển dạ, lựa chọn các thuốc không làm tim đập nhanh.

-Nếu được thì gây tê thần kinh thẹn, hoặc gây tê vùng cho đẻ.

-Thở oxy đầy đủ trong chuyển dạ và sau đẻ.

THỞ OXY

-Tránh để chảy máu quá mức ngay sau đẻ,nếu bị sẽ khó hồi sức.Hạn chế sử dụng thuốc co bóp tử cung ở giai đoạn này nếu không có tình trạng chảy máu.

-Tránh mổ lấy thai nếu không có chỉ định rõ về lý do sản khoa.

-Các bệnh nhân suy tim độ III, IV không cho con bú.

-Giữ bệnh nhân tại bệnh viện tối thiểu 1 tuần sau đẻ, làm tốt công tác tham vấn biện pháp tránh thai.Ở các bệnh nhân đã có biểu hiện suy tim thì từ đó được coi là suy tim độ IV.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại:Điều trị và dự phòng phù phổi cấp đối với thai nghén