Kỹ thuật nội soi đại tràng

0
1036
nội soi trực tràng hậu môn

nội soi đại tràng

1. Chỉ định

1.1. Nội soi đại tràng chẩn đoán

– Đại tiện ra máu tươi.
– Đại tiện phân đen nhưng nội soi tiêu hóa trên bình thường.
– Thiếu máu nhược sắc.
– Tiêu chảy cấp hoặc mạn tính.
– Các bệnh lý ruột viêm mạn tính.
– Đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
– Phát hiện một bất thường trên phim chụp cản quang khung đại tràng.
– Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng.

1.2. Nội soi đại tràng can thiệp

– Cắt polyp đại trực tràng.
– Điều trị tạm thời ung thư đại trực tràng bằng tia laser.
– Nong chỗ hẹp.
– Tháo xoắn, hút hơi giảm căng trong trường hợp giãn đại tràng
nhiễm độc, cầm máu, lấy dị vật.

1.3. Theo dõi sau điều trị

– Sau cắt polyp.
– Sau phẫu thuật ung thư đại tràng (lần nội soi đầu tiên sau mỗi 6 tháng, lần 2 sau một năm, sau đó theo dõi mỗi 2 năm).
– Theo dõi điều trị các bệnh Crohn hoặc viêm đại trực tràng chảy máu.
– Các trường hợp đa polyp có tính gia đình.
Các trường hợp đi cầu ra máu tươi, nghi ngờ trĩ hoặc polyp, dò hậu môn trực tràng, hội chứng lỵ thì nên bắt đầu bằng nội soi trực tràng, sau đó có thể nội soi toàn bộ khung đại tràng nếu cần.

2. Chống chỉ định

– Thủng đại tràng, viêm phúc mạc.
Suy tim cấp.
– Mới bị nhồi máu cơ tim.
– Mới phẫu thuật đại tràng.
– Phình động mạch chủ bụng kích thước lớn.

3. Kỹ thuật

3.1. Máy móc, thiết hị

a. Ống soi đại tràng
Thường dùng ống soi mềm, dài 130cm, ống nội soi dài 170cm hiện nay ít dùng vì dễ hỏng, đắt tiền và không tiện dụng.
Ống soi mềm đại tràng sigma chỉ dùng trong các trường hợp phát hiện polyp trực tràng, đi cầu ra máu tươi hoặc hội chứng lỵ.
b. Các phương tiện kèm theo
– Kìm sinh thiết.
– Nguồn sáng.
– Chai nước để súc rửa.
– Dao điên.
– Máy chụp hình, máy in.
– Nguồn sáng, màn hình video nếu có.

3.2. Chuẩn bị đại tràng

Việc làm sạch đại tràng là rất quan trọng để bảo đảm cho kết qủa nội soi tin cậy và thủ thuật can thiệp như cắt polyp có thể diễn ra an toàn.
Có nhiều phương pháp làm sạch đại tràng đã được áp dụng. Hiện nay cách được ưa chuộng nhất là uống dung dịch Fortrans, trừ trường hợp bệnh nhân tắc ruột thì phải thụt tháo lập lại nhiều lần bằng 3 lít nước muối sinh lý.
Công thức chế phẩm Fortrans: (1) Polyethyleneglycol-4000: 64 g/1
(2) Sulfate Natri khan: 5,7 g/1
(3) NaHCO3: 1,68 g/1
(4) NaCl: 1,46 g/1
(5) KCl: 0,75 g/1
(6) Tá dược thơm.
Fortrans dung nạp khá tốt, ít gây nôn, đầy bụng, kích ứng hậu môn và ít gây ra rối loạn điện giải.
Có thể uống liên tục 3 lít Fortrans trong vòng 2 giờ và uống 6 giờ trước soi, tuy nhiên nhiều tác giả cho bệnh nhân uống rải ra để bệnh nhân dễ chấp nhận hơn.

4. Biến chứng

4.1. Thủng

Thủng đại tràng thường gặp trong các tình huống sau: dính đại tràng sau mổ hoặc sau chiếu tia, túi thừa nhiều, viêm nhiễm nhiều, người nội soi thiếu kinh nghiệm. Vùng hay bị thủng nhất đại tràng sigma. Thủng đại tràng thường là do đẩy ống quá mạnh hoặc tháo xoắn quá mạnh, nhưng cùng có khi gián tiếp do bơm hơi quá mạnh ở một bệnh nhân có túi thừa đại tràng.
Một số trường hợp thủng nhẹ, phát hiện sớm và đại tràng sạch thì có thể được điều trị bằng kháng sinh và không Cần phải can thiệp phẫu thuật.

4.2. Hạ huyết áp thoáng qua, ngừng tim hoặc ngừng thở

Do sự phối hợp của việc sử dụng thuốc an thần quá mạnh và sự kích thích phế vị của ống soi.

4.3. Xoắn cuống lách

Một số ít trường hợp bị xoắn cuống lách do đẩy hoặc kéo quá mạnh ở vùng hạ sườn trái, thường do người soi thiếu kinh nghiệm.

4.4. Nhiễm trùng máu

Một số trường hợp nhiễm trùng máu sau nội soi cũng đã được ghi nhận, do đó cần dùng kháng sinh dự phòng đối với các trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có thay van tim, có báng, chạy thận nhân tạo.

5. Hình ảnh bình thường

Niêm mạc đại tràng bình thường trơn láng, bề mặt mịn, hệ thống mạch máu phân nhánh thấy khá rõ, nhất là ờ trực tràng. Hình ảnh mạch máu thay đổi tuỳ theo sự trong suốt của biểu mô đại tràng bình thường, vì các mạch máu nhìn thấy thường nằm ở dưới niêm mạc. Nếu các mao mạch biểu mô bị giãn ra (chẳng hạn sau súc ruột) thì hệ thống mạch máu có thể hơi bị mờ đi. Trong trường hợp sung huyết niêm mạc, chẳng hạn do viêm thì có thể không nhìn thấy các mạch máu này. Việc quan sát niêm mạc có thể rõ hơn nhiều bằng cách bơm một dung dịch có 25% xanh metylen hoặc indigo-carmine lên trên niêm mạc đại tràng.
Một số hình ảnh thương tổn niêm mạc do va chạm khi nội soi cũng thường thấy, có khi dưới dạng các vạch đỏ, thậm chí có thể có các mảng xuất huyết.

6. Các hình ảnh bất thường

6.1. Polyp

Là sự quá sản của lớp biểu mô phủ, biểu hiện dưới dạng một cấu trúc lồi vào trong lòng dạ dày, bề mặt thường nhạt màu, các polyp nhỏ 1 – 3mm thì có khi gần như trong suốt nên dễ bỏ sót. Các polyp u tuyến lớn trên 8 mm thì màu sắc bề mặt đỏ nên dễ phân biệt.
về hình dáng, có thể chia thành polyp có cuống, polyp không có cuống và polyp hỗn hợp. Phần lớn polyp được xem là các thương tổn tiền ung thư nên cần được cắt bỏ bằng nội soi và xét nghiệm tổ chức học.

6.2. Ung thư

Thường biểu hiện dưới dạng các thương tổn sùi vào trong lòng đại tràng, bề mặt không đều, bờ, dễ chảy máu tự nhiên hoặc khi tiếp xúc, có thể gây nhiễm cứng và hẹp lòng đại tràng, cần sinh thiết nhiều mảnh để xét nghiệm tổ chức học.

6.3. Viêm niêm mạc đại tràng

Thương tổn thường không đặc hiệu, thay đổi tùy theo bản chất viêm và nguyên nhân. Các thương tổn đại thể thường gặp là phù nề, sung huyết, không nhìn rõ hệ thống mạch máu, có nhiều ổ loét nông sâu khác nhau, giữa các thương tổn viêm có thể có những khoảng niêm mạc lành hoặc không. Một số hình ảnh viêm khá đặc hiệu như loét áp-tơ trong bệnh Crohn, hình ảnh phù nề đặc trưng trong viêm đại tràng màng giả, hình ảnh rối loạn sắc tố trong viêm đại tràng do thuốc nhuận tràng.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Kỹ thuật nội soi đại tràng