Một số chế độ ăn cơ bản

0
722
ăn

1. Chế độ thông thường

+ Dùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh thông thường, không cần kiêng cữ gì đặc biệt. Nhu cầu và tỷ lệ các chất dinh dưỡng gần như với người bình thường mức lao động nhẹ

Chế độ ăn thông thường cho bệnh nhân

+ Chế độ ăn thông thường cho bệnh nhân nhi thường phải dựa vào nhu cầu của trẻ theo lứa tuổi và có tham khảo cân nặng hiện có của trẻ.

+ Chế độ ăn thông thường cho bệnh nhân là người lớn:

  • Tổng năng lượng khẩu phần có 2 mức: 2.200 – 2.400 Kcal/ngày hoặc 1.800 – 1.900 Kcal/ngày, trong đó
  • Năng lượng do protein cung cấp chiếm 12 – 14%, Tỷ lệ protid động vật/tổng số: 30 – 50%.
  • Năng lượng do lipid chiếm 15 – 25%, acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
  • Chất xơ dạng polysaccarid là 16 – 24g/ngày
  • Muối ăn là 0 – 10g/ngày
  • Nước uống 1.500 – 2.000 ml/ngày.

2. Chế độ ăn lỏng

2.1. Chế độ ăn sữa

Có thể pha sữa với nước cháo, cacao, phổ biến nhất là với nước đun sôi sữa sẽ rất dễ tiêu.

Chỉ định trong các trường hợp:

– Các bệnh về thận như viêm thận cấp. Nên dùng sữa đậu nành kết hợp với sữa bò để giảm bớt lượng muối trong sữa hoặc có thể dùng các loại sữa ít muối.

– Bệnh nhân bị suy tim nặng có kèm theo phù. Khi dùng nên bớt lượng sữa đi (nhằm giảm bớt muối) và nước cho thêm đường vào để thêm năng lượng.

– Bệnh loét dạ dày tá tràng có tăng HCl: Chế độ ăn này có tác dụng cho dạ dày được nghỉ ngơi, trung hoà bớt HCl, có thể dùng sữa đậu nành.

– Trường hợp bị nhiễm trùng nặng: Dùng trong những ngày đầu, nếu lâu ngày phải dùng sữa phối hợp với các thức ăn khác.

Chống chỉ định khi bệnh nhân dị ứng sữa, bệnh viêm túi mật, sỏi mật.

2. 2. Chế độ sữa phối hợp

Đó là kết hợp sữa với một hoặc vài loại thức ăn khác, sự kết hợp này tốt hơn khi dùng đơn thuần sữa, có thể áp dụng ăn phối hợp như sau:

– Chế độ sữa và bột:

  • Kết hợp sữa với các loại bột như bột gạo, mì, sắn, khoai.
  • Nhưng chế độ này cũng không được tốt lắm vì dễ gây táo bón chỉ dùng khi nhiễm  khuẩn đã đỡ.

– Chế độ sữa, trứng, bột, rau quả:

  • Dùng kết hợp sữa + trứng + bột + rau + đậu đỗ và các loại quả.
  • Là chế độ phối hợp tốt, có đủ thành phần hơn và dễ tiêu hơn, nhất là sữa đậu nành vì protein của sữa đậu nành là globin (sữa bò là casein)

3. Chế độ ăn hoàn toàn lỏng

  • Thức ăn dạng lỏng, có thể uống được (không cần đặt ống thông). Do đó phải nhuyễn, ít xơ, giầu đạm và năng lượng, vitamin và chất khoáng.
  • Thường cho 6 bữa/ngày nhưng phải dùng 2 hay 3 loại hỗn hợp để thay đổi làm cho bệnh nhân có cảm giác ngon miệng, giúp bệnh nhân không chán ăn.

3. 1. Một số hỗn hợp lỏng cần dùng

– Hỗn hợp có sữa :

  • Thành phần: Sữa bột toàn phần 90g + Trứng gà 1 quả (40g) + Nước vừa đủ 500 ml
  • Hỗn hợp này có 500 Kcalo, có thể cho thêm chất thơm (vani, sôcôla…).
  • Có thể thay thế 100g sữa bột bằng 300g sữa đặc có đường hoặc bằng 0,60 lít sữa đậu nành có pha thêm 10% đường.

-Hỗn hợp có thịt, rau, khoai:

  • Thành phần: Thịt lợn nạc (hoặc thịt bò) 120g + Nước luộc thịt, rau 300g + Bột gạo 10g + Trứng 1 quả to (50g) + Khoai tây 100g + Rau xanh 300g.

    Hỗn hợp ăn lỏng
  •  Khi nấu chín hỗn hợp trên cần vớt cái ra, nghiền thật kỹ cho vào nước thịt và cho thêm 5g men man (malt) là men được chế từ mộng lúa mạch nha để lam cho hoá lỏng rồi đun lại lần nữa để huỷ men.
  • Hỗn hợp trên có 550 Kcalo, 30g protid.

3.2. Chỉ định

  •  Dùng cho bệnh nhân suy nhược nặng hoặc bán hôn mê, hẹp đường tiêu hoá trên, các tổn thương cản trở sự nuốt, chế độ chuyển tiếp sau ăn bằng ống thông, trước và sau mổ tai mũi họng…
  • Mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 200 – 300ml, đảm bảo mỗi ngày đạt trên 1.500 KCalo và 60 – 90g protein.
  • Nếu bệnh nhân tiêu chảy thì bớt hoặc bỏ sữa, nếu bệnh nhân táo bón thì thêm sữa mật ong hoặc thêm 30 – 50g lactose

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Một số chế độ ăn cơ bản