Một số khái niệm về tác dụng của thuốc

0
1943
khái niệm về tác dụng của thuốc

Thời gian tiềm tàng (tốc độ xuất hiện tác dụng) là thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi xuất hiện tác dụng. Tốc độ này phụ thuộc vào đường đưa thuốc, tính chất lý hóa của thuốc. Nghĩa là phụ thuộc vào tốc độ hấp thu, phân bố và chuyển hóa của thuốc.

  • Tác dụng chính và tác dụng phụ

Tác dụng chính là tác dụng muốn đạt được trong điều trị, còn tác dụng phụ là tác d.ụng không mong muôn có trong điều trị nhưng vẫn xuất hiện khi dùng thuốc. Ví dụ tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm là tác dụng chính của các thuốc nhóm này, còn tác dụng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa là tác dụng phụ của chúng. Đôi khi đốì với tác dụng của một thuốíc trong trường hợp này là tác dụng phụ nhưng trường hợp khác lại là tác dụng chính. Ví dụ tác dụng giãn đồng tử của atropin là tác dụng phụ khi dùng atropin vối mục đích chống co thắt cơ trơn (giảm đau trong các cơn đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu…) nhưng tác dụng đó lại là tác dụng chính khi nhỏ mắt để soi đáy mắt.

Trong điều trị người ta thường tìm các bịên pháp để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc bằng cách chọn đường dùng thuốc thích hợp, thời điểm uống thuốc, dạng bào chế và có thể kết hợp với thuốc khác một cách hợp lý. Ví dụ với cloral hydrat người ta thường uống dưới dạng dịch treo (suspension) hoặc dùng đường bơm trực tràng để tránh kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Đe hạn chế tai biến đường tiêu hóa do sử dụng kéo dài các thuốc chông viêm người ta thường dùng kèm với các thuốc kháng histamin H2 (cimetidin).

Tác dụng tại chỗ

Tác dụng tại chỗ là tác dụng xảy ra trước khi hấp thu (thường xảy ra ở nơi đưa thuốc). Ví dụ các thuốc chống nấm ngoài da, thuốc bao phủ vết loét niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm…). Tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu, phân bô” đến các tổ chức và gây ra đáp ứng. Ví dụ sau khi uống aspirin thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau; sau khi tiêm atropin thuốc làm giảm co thắt cơ trơn, cắt cơn đau do viêm loét dạ dày, hành tá tràng… Cần chú ý có trường hợp dùng thuổc bôi ngoài da với mục đích tác dụng tại chỗ nhưng có thể gây ra ngộ độc (tác dụng toàn thân) do da bị tổn thương rộng nên thuốc được hấp thu

  • Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu

Tác dụng chọn lọc là tác dụng của thuốc ở liều điểu trị biểu hiện rõ rệt nhất trên một cơ quan nào đó của cơ thể. Ví dụ glycosid tim có tác dụng chọn lọc trên tim; strychnin tác dụng ưu tiên trên tuỷ sống; codein ức chế trung tâm ho.

Khái niệm tác dụng đặc hiệu hay đặc trị thường dùng để chỉ tác dụng chọn lọc của thuốc thuộc nhóm hoá trị liệu trên một tác nhân gây bệnh nhất định.

Ví dụ dehydroemetin tác dụng đặc hiệu trên lỵ amip; INH tác dụng đặc hiệu vối

trực khuẩn lao.v.v…

 

  • Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục

Tác dụng hồi phục là tác dụng của thuốc có giới hạn nhất định về thòi gian. Tác dụng đó sẽ biến mất và chức năng của cơ quan được hồi phục sau khi nồng độ thuốic giảm xuống mức không đủ gây tác dụng. Ví dụ tác dụng gây tê của procain chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn; tác dụng giãn đồng tử của atropin trong khoảng 7-10 giờ (homatropin 1- 3 giờ).

Tác dụng không hồi phục là tác dụng của thuốc làm cho môt phần hoặc

một tính năng nào đó của một tổ chức mất khả năng hồi phục. Ví dụ tetracyclin tạo chelat bền vững với Ca ở men răng và xương, làm cho men răng có màu xỉn; các chất độc phospho hữu cơ gây ngộ độc là do ức chế không hồi phục enzym cholinesterase.

  • Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp

Dựa trên cơ chế tác dụng người ta nói tác dụng của thuốc là tác dụng trực tiếp khi thuốc gắn trên các receptor (thụ thể) và gây ra đáp ứng. Ví dụ adrenalin, noradrenalin gắn vào các receptor adrenergic gây cường giao cảm; acetylcholin gắn vào các receptor cholinergic gây cường phó giao cảm.

Tác dụng gián tiếp là tác dụng gây ra do thuốc làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp, giải phóng, vận chuyển, hoặc quá trình chuyển hoá các chất nội sinh. Ví dụ các chất anticholinesterase ức chế enzym cholinesterase gây cường phó giao cảm gián tiếp. Trong các loại tác dụng gián tiếp có một loại tác dụng theo cơ chế đặc biệt, đó là tác dụng phản xạ của thuốc.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : Một số khái niệm về tác dụng của thuốc