Một số vấn đề về viêm thận bể thận và thai nghén cần biết

0
589
ĐAU BỤNG

                1 Viêm thận bể thận cấp tính

                       *Triệu chứng chẩn đoán

Đây là hình thái lâm sàng nặng của nhiễm trùng đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm trùng tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên ( theo niệu quản).Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây:

Xuất hiện triệu chứng đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có từ trước đó.Những  triệu chứng giúp chẩn đoán:

-Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu.

-Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 40 độ C.

-Đau một bên hông hoặc hai bên ( lúc khám).

-Kém ăn hoặc chán ăn.

CHÁN ĂN

-Buồn nôn hay nôn mửa.

-Xét nghiệm nước tiểu về tế bào cặn lắng cho kết quả nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mũ.Các loại vi khuẩn gây bệnh có thể là Gram âm, Gram dương.Nếu cấy máu có thể gặp 15% nhiễm khuẩn máu.

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp sau:

-Đau do cơn co tử cung ( có chuyển dạ).

ĐAU BỤNG

-Viêm ruột thừa.

-Rau bong non.

-U xơ tử cung hoại tử.

-Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung trong thời kỳ hậu sản.

                          *Ảnh hưởng trên thai kỳ

Thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

                         *Điều trị và chăm sóc

-Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.

-Truyền dịch và theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm hình thái nhiễm trùng tiết niệu lan tỏa.

-Theo dõi thêm các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ.

-Điều trị các loại kháng sinh có kháng phổ rộng như Axon, Cefomic, Trizon,…hoặc có thể dùng phối hợp Ampicilline ( hay Penicilline) liều cao với Gentamycin.

GENTAMYCIN

Theo dõi kỳ trong 2 ngày đầu điều trị.Nếu các triệu chứng lâm sàng nói trên giảm hoặc biến mất cần tiếp tục điều trị thêm cho đến 10 ngày.Nếu sau 2 ngày theo dõi ( mặc dù đã dùng kháng sinh tích cực ) vẫn không thuyên giảm về triệu chứng , cần phải đổi kháng sinh dựa theo kết quả kháng sinh đồ.

-Có thể phải điều trị phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu hoặc giải phóng abces quanh thận nếu tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng hơn và qua các cận lâm sàng phát hiện các loại bệnh nói trên.

                2 Viêm thận bể thận mạn tính

                       *Tiền sử

Có thể bị viêm âm đạo, viêm bàng quang hoặc viêm bể thận cấp tính.

                        *Triệu chứng lâm sàng

Thường ít xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, chỉ biểu lộ suy chức năng thận ( suy thận).

                         *Ảnh hưởng lên thai kỳ và sản phụ

Tiên lượng bệnh tùy thuộc mức độ tổn thương ở thận.

Thường tiên lượng xấu cho mẹ khi bị suy thận.

Nếu chức năng thận còn tốt, huyết áp còn trong giới hạn bình thường người ta nhận thấy thai vẫn phát triển bình thường như các sản phụ khác.

                       *Điều trị

Điều trị như viêm cầu thận cấp tính nhưng cần chú ý theo dõi kỹ về chức năng thận> Đôi khi có thể kết hợp chạy thận nhân tạo nếu có đủ điều kiện và chỉ định đúng.

CHẠY THẬN NHÂN TẠO

Cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực các bệnh lý thận trong thời kỳ thai nghén để tránh các biến chứng xấu có hại cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

Link tại:Một số vấn đề về viêm thận bể thận và thai nghén cần biết