Ngộ độc các acid và kiềm ăn da

0
988
Chất độc
Ngộ độc acid vô vơ

Ngộ độc Acid vô cơ

+ Nguồn gốc: Acid sunfuric, HNO3,HCl đóng vai trò quan trọng trong một số ngành kỹ nghệ như sản xuất,phân bón,pin,bình acqui,chất tẩy rửa,phân bón,đạn dược,thuốc nổ ,dầu mỏ, nhiện liệu,chạm khắc,tẩy sạch các bề mặt kim loại… HF được tìm thấy trong một số ngành kỹ nghệ như sản xuất màn hình vi tính, bóng đèn huỳnh quang,chạm khắc thủy tinh,sản xuất xăng có chỉ số octan cao.

+ Cơ chế triệu chứng gây độc:- Gây sự hoại tử mô”kiểu đông kết”tức thời, Tạo thành một khối đông kết giới hạn sự thâm nhập của acid sâu hơn.

– Gây tắc nghẽn của những vi mạch tại nơi bị tổn thương

– Gây mấy nước,collagen và mucopolysaccharide ở tế bào.

Biến chứng gây nguy hiểm là bị thủng và xuất huyết đường tiêu hóa. Nhiễm độc toàn thân có thể xảy ra sau khi hít,uống phải hay tiếp xúc qua da các acid gây ăn mòn như nhiễm acid chuyển hóa hay suy thận . Nhiễm độc HF có thể gây hạ calci huyết

+ Mức liều độc: Liều gây chết khi uống: H2SO4: 5g, HNO3: 8g, HCl: 15g

– Trong không khí,nồng độ tối đa cho phép nhiều lần tiếp tiếp xúc là 1mg H2SO4/m3,3ml HF/m3,10ml HNO3/m3

+Điều trị:

– Ngộ độc qua đường tiêu hóa: Có thể rửa dạ dày bằng ống mũi-dạ dày để làm giảm sự tiếp xúc với niêm mạc dạ dày và sự hấp thu của acid

– Cho uống nước hay sữa trừ khi có triệu chứng nôn mửa,co giật hay giảm sự tỉnh táo vì nuốt khó

– Trung hòa acid bằng dd kiềm nhẹ : Nước xà phòng( 15g/2l nước) MgO(15-20g/1,5lit nước)

– Chữa triệu chứng: Uống thuốc giảm đau,chống các biến chứng ở thực quản = cách cho uống kaolin tán nhỏ,nhịn ăn 5-7 ngày sau đó cho ăn loãng dần. Băng bó dạ dày = cách thuốc dạng gel. Truyền dịch để chống sốc do mất nước,huyết tương. Uống thêm các thuôc trợ tim.

+ Ngộ độc qua đường tiêu hóa: Nếu ngộ độc do hít phải hơi acid,phải nhanh chóng đưa nạ nhân ra khỏi vùng nhiễm độc. Cho thở qua ống thông với các trường hợp nghiêm trọng

+ Ngộ độc đường da mắt: Nếu ngộ độc do bị nhiễm acid trên da hay mắt ,rửa vùng bị nhiễm với nhiều nước trong ít nhất 15 phút, đắp dd kiềm và nhỏ thuốc kháng sinh vào mắt để tránh bội nhiễm

Ngộ độc kiềm ăn da

:+ Cơ chế gây độc: Gây hoại tử kiểu hóa lỏng

– Hòa tan protein và collagen,làm mô bị mất nước

– Xà phòng hóa acid béo của da và niêm mạc. – Huyết khối mạch máu.

Tác dụng ăn mòn đi vào bề sâu gây hoại tử lan rộng có thể dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp do hẹp thực quản,xuất huyết hay thủng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đưa đến tử vong. Khi nội soi các thương tổn đực xếp loại tùy theo mức độ xâm nhập: Bỏng độ 1: Đỏ nông phù nề. Bỏng độ 2: Đỏ,phỏng nước loét nông,xuất tiết sợi huyết . Bỏng độ 3: Loét sâu,tạo mảng mô hoại tử,thủng

+Triệu chứng:

a. Đường tiêu hóa:

– Bỏng và đau rát dữ dội ở môi miệng thực quản, dạ dày

– Hắt hơi,khó thở,thở rít ,viêm mũi viêm họng ,khó nuốt, nước bọt tiết nhiều ,khó phát âm,khan giọng hay tắt tiếng.

-Đau ngực,đau bụng dữ dội,nôn và đi tiểu ra máu,viêm màng bụng ,sốt

– Biến chứng: Thủng dạ dày,phù phổi,thở khò khè,trụy tim mạch,hạ huyết áp,sốc và chết rất nhanh

b> Da: Gây bỏng da,dộp nước,hoại tử

c> Mắt: Gây bỏng,hủy hoại giác mạc và có thể dẫn đến mù hẳn

+ Điều trị ngộ độc: – Chống chỉ định rửa dạ dày

– Thông đường hô hấp: Bằng cách thông nội khí quản hay mở nội khí quản cần được xử trí sớm

– Làm dịu niêm mạc bằng sữa,long trắng trứng…dung thuốc giảm đau ,trợ tim

– Dùng Corticosteroid để làm giảm phù thanh quản ,kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng

– Nong thực quản khi có biến chứng hẹp thực quản

– Có thể can thiệp bằng phẫu thuật khi bị xuất huyết dạ dày –ruột hay thủng đường tiêu hóa,đe dọa đến tính mạng. – Rửa da và mắt bị nhiễm với nước sạch trong ít nhất 15phut. Nhỏ mắt bằng kháng sinh để ngưà nhiễm trùng

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Ngộ độc các acid và kiềm ăn da