Nguyên nhân và tiến triển của thai chết trong tử cung

0
928
ĐA THAI

1 Nguyên nhân

*Nguyên nhân về phía mẹ

-Cao huyết áp trong thai kỳ, sản giật đều có thể gây thai chết trong tử cung nếu không được phát hiên và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng.

Khi tiền sản giật càng nặng, tỷ lệ chết thai càng cao.

-Các bệnh mạn tính:viêm thận, xơ gan, bệnh tim…

XƠ GAN

-Mẹ bị các bệnh nội tiết như: Basedow, thiểu năng giáp, đái tháo đường, thiểu năng hay cường tuyến thượng thận.

-Các bệnh nhiễm khuẩn (lậu, giang mai…), nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là sốt rét ác tính làm cho thai chết gần 100%), nhiễm virus (Viêm gan, quai bị, cúm, sởi…).

Trong các trường hợp nặng, thai chết có thể là do tác động trực tiếp của nguyên nhân gây bệnh lên thai, bánh rau hoặc do tình trạng sốt của mẹ (vì hệ thống điều hòa nhiệt của thai chưa hoạt động, khả năng điều hòa nhiệt rất kém).

*Nguyên nhân do thai

Đa thai

ĐA THAI

-Dị tật bẩm sinh

-Dị tật di truyền

-Nhiễm khuẩn

*Nguyên nhân do rau

-Bất thường của dây rốn:

Dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn cổ, dây rốn bị chèn ép hoặc bị xoắn quá mức.

-Bệnh lý bánh rau:

Phù rau thai, xơ hóa bánh rau, bánh rau bị bong.

BÁNH RAU BỊ BONG

-Vỡ ối sớm

Có một tỷ lệ không nhỏ thai chết không rõ nguyên nhân

2 Tiến triển của thai chết trong tử cung

*Chuyển dạ đẻ của thai chết trong tử cung

Hầu hết (90%) là chuyển dạ tự nhiên, thai sẽ bị tống ra ngoài tử cung sau khi chết 2-3 tuần.Chuyển dạ tự nhiên thường xảy ra ở các trường hợp con rạ, thai gần đủ tháng, có chỉ số Bishop >6

-Đau bụng tăng dần như chuyển dạ

ĐAU BỤNG

-Có hiện tượng xóa mở cổ tử cung

-Ối phồng hình quả lê do màng ối chết mất tính đàn hồi

-Ối có thể vỡ, nước ối màu hồng hoặc đen bẩn dễ gây nhiễm trùng

-Rau thường sổ ngay sau khi thai sổ hay có biến chứng chảy máu

-Nhiễm trùng hậu sản thường xảy ra trong thời kỳ hậu sản

Trường hợp tiến triển không thuận lợi ( con so, tuổi thai nhỏ, chỉ số Bishop >5) cần phải khởi phát chuyển dạ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ.

*Biến chứng

+Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là một biến chứng nặng của thai chết trong tử cung.

Thời gian thai chết và lưu trong buồng tử cung  càng lâu, nếu thai chết trên 4 tuần thì nguy cơ rối loạn đông máu càng cao.Fibrinogen giảm hoặc mất, kèm theo giảm tiểu cầu gây chảy máu không đông.Cơ chế có thể do:

-Đông máu rải rác trong lòng mạch:

Các sản phẩm của rau thai thoái hóa , hoại tử sẽ kích hoạt quá trình sinh thromboplastin ở máu mẹ, dẫn tới tăng quá trình đông máu nên tăng tiêu thụ Fibrinogen

-Tiêu hủy Fibrinogen:

TIÊU FIBRINOGEN

Sản phẩm thoái hóa củ rau thai có thể kích hoạt sự sản sinh quá nhiều plasminogen ( chất phân hủy Fibrin) gây nên tiêu sợi huyết.

Dù rối loạn đông máu do đông máu rải rác trong lòng mạch hay do tiêu sợi huyết thì biểu hiện lâm sàng cũng là chảy máu không đông từ tử cung.Chảy máu có thể xuất hiện ngay sau đẻ hoặc sau khi can thiệp.

*Biến chứng nhiễm trùng:

Nếu thai chết nhưng chưa vỡ ối thường là vô trùng, chỉ nhiễm trùng khi đã vỡ ối.

Biến chứng nhiễm trùng xảy ra rất nhanh, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, đặc biệt do vi khuẩn Gram âm.

*Ảnh hưởng đến tâm lý

TÂM LÝ

Tâm lý người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thai chết, nhất là ở những thai phụ hiếm con, vô sinh.Ngoài ra họ còn có tâm lý lo sợ khi mang thai đã chết, do đó cần phải giải thích cặn kẽ, động viên để thai phụ tránh được những ảnh hưởng xấu cho lần mang thai này và những lần mang thai sau.

Nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại :Nguyên nhân và tiến triển của thai chết trong tử cung