Sự thay đổi huyết học lúc mang thai và các triệu chứng thiếu máu

0
709
ĐẺ NON

            1 Sự thay đổi huyết học lúc mang thai

Trong cơ thể của sản phụ mang thai, luôn có sự tăng thể tích huyết tương biểu hiện ngay ở ba tháng đầu của thai kỳ, thường tăng trong khoảng từ 30-50% lúc cuối thời kỳ thai nghén.Thường có sự tăng nhiều thể tích huyết tương hơn là huyết cầu ( đặc biệt là hồng cầu dẫn đến sự giảm hematocrit, chính vì vậy không nên dựa vào yếu tố hematocrit để chẩn đoán tình trạng thiếu máu.

Chuyển hóa sắt cũng thay đổi trong quá trình mang thai và nhu cầu của nó thường tăng lên:

-Do tăng tạo hồng cầu.

-Do nhu cầu của thai, thay đổi từ 200-300 mg và tăng gấp đôi trong trường hợp song thai.

Việc không hành kinh trong lúc có thai cũng làm hạn chế sự tiêu thụ sắt.Ngoài ra hấp thu sắt khi có thai tăng từ 30-90% và tình trạng cần huy động sắt của mẹ  đã cho phép giữ được cân bằng cung cầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ nếu không có tình trạng thiếu máu trước khi có thai hay tiêu thụ sắt bất thường do đa thai hay tình trạng  chảy máu trong thai kỳ.Hiện tượng mất máu trong lúc sổ rau hay cho con bú trong thời kỳ hậu sản còn làm tăng nhu cầu sử dụng sắt và chính các lần mang thai quá gần nhau sẽ không cho phép tái tạo lại kho dự trữ sắt của thai phụ.

HÀNH KINH

      Một sự thay đổi khác trong thai kỳ là chuyển hóa acid folic.

Acid folic là một đồng yếu tố cần thiết cho việc tổng hợp ADN .Nếu sự tổng hợp này bất thường sẽ ảnh hưởng đến nguyên hồng cầu, nó sẽ sinh ra các hồng cầu to bất thường nhưng lại chứa một lượng hemoglobin bình thường.

Acid folic rất cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Nhu cầu acid folic thường tăng gấp đôi trong lúc mang thai.Nếu chế độ ăn uống đầy đủ sẽ cho phép thỏa mãn sự đòi hỏi cần tăng lên ngoại trừ trường hợp có rối loạn việc hấp thu acid folic và thiếu acid folic thường phối hợp với việc thiếu sắt.Đây cũng chính là hai nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ.

Đặc biệt nếu thiếu Vitamin B12 cũng sẽ gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ.Cho nên biểu hiện thiếu máu trong thai kỳ được biểu hiện bằng tình trạng thiếu sắt, hiếm gặp hơn là thiếu folat.

THIẾU VITAMIN B12

            2 Chẩn đoán lâm sàng

-Da,niêm mạc nhợt.

-Suy nhược cơ thể.

-Nhịp tim nhanh, khó thở, ù tai, chóng mặt.

-Có thể viêm lưỡi ( ba tháng cuối thai kì)

-Vàng da nhẹ: có thể do thiếu Folat.

            3 Chẩn đoán cận lâm sàng

-Xét nghiệm công thức máu: hồng cầu giảm.

-Hemoglobin ( Hb) giảm <100g/l máu.

-Xét nghiệm tủy đồ: Hồng cầu nhỏ, hồng cầu to, hồng cầu bình thường tuy theo loại thiếu máu.

-Xét nghiệm sắt huyết thanh, Acid Folic, Folat đều giảm.

            4 Tiên lượng

Thiếu máu trong thai nghén có thể dẫn đến:

-Nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi.

ĐẺ NON

-Tăng thể tích bánh rau.

-Nếu chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau đẻ…. thì tình trạng sản phụ nặng hơn so với sản phụ bình thường.

-Tình trạng thiếu oxygen làm cho mẹ mệt, nhịp tim nhanh lên.

-Trong giai đoạn hậu sản, thiếu máu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản ( viêm tắc tĩnh mạch).

Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

Link tại:Sự thay đổi huyết học lúc mang thai và các triệu chứng thiếu máu