Thăm dò chức năng thực quản, dạ dày

0
1428
Chứng trào ngược dạ dày - thực quản

Chứng trào ngược dạ dày – thực quản

1. Thực quản

1.1. Đo áp lực thực quản

Là xét nghiệm để đánh giá vận động và chức năng của cơ vòng thực quản. Bệnh nhân không ăn uống 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Đưa ống sonde mỏng và nhạy với áp lực qua mũi hay miệng vào dạ dày sau đó kéo ra dần dần. Khi đến thực quản, bảo bệnh nhân nuốt, áp lực của co cơ thực quản sẽ được đo dọc theo nhiều đoạn của ống, ghi lại áp lực của cơ vòng thực quản đoạn thấp cùng các sóng nhu động khi đang nuốt. Xét nghiệm này được dùng để chẩn đoán các rối loạn về nuốt. Thực hiện xét nghiệm này trong vòng 1 giờ. Áp lực bất thường trong trường hợp bệnh Achalasia, co thắt thực quản lan tỏa, rối loạn vận động cơ. Tai biến của xét nghiệm này là có thể gây viêm phổi do sặc (nguy cơ cao ở người có nuốt khó).
Bình thường áp lực thực quản ở vị trí 5cm trên chỗ nối tâm vị – thực quản là 200mmHg.

1.2. Thăm dò vận động thực quản bằng phóng xạ (PET)

Cho bệnh nhân uống nhanh 25ml nước có keo sulfur gắn phóng xạ với Technitium 99m đồng thời ghi lại hình ảnh động của thực quản. Xét nghiệm dùng đánh giá vận động của thực quán.

1.3. Ghi hình áp lực thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Sau khi nhịn đói qua đêm, cho bệnh nhân uống hỗn hợp gồm 150ml nước cam và 150ml acid chlohydric 0,1N có gắn 0,3ml vào keo sulfur technitium. Buộc dây thất bụng cho bệnh nhân và để bệnh nhân đứng trong khi đó bơm phồng dây thắt tăng dần lên đến áp lực 100 mmHg, ghi lại biểu đồ áp lực sau đó cho làm lại tương tự với tư thế nằm ngửa.
Chỉ định: Dùng để phát hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như đau ngực, nóng ran cổ họng, ho…

1.4. Đo pH thực quản tức thời hay do liên tục 24 giờ (Hình 18)

Đo pH thực quản liên tục 24 giờ là xét nghiệm dùng để thăm dò sự trào ngược acid dạ dày vào thực quản xảy ra như thế nào và thời gian xảy ra bao lâu. Dùng ống thông dạ dày nhỏ đưa qua mũi hay miệng vào tận dạ dày sau đó kéo ra đến thực quản, đầu ống có nối với một máy theo dõi (monitor) được gắn vào dây thắt lưng để ghi lại mức độ của acid trong thực quản. Bệnh nhân ghi lại các triệu chứng và các hoạt động trong khi ống vẫn còn đặt trong thực quản 24 giờ. Thông tin trên máy sẽ được so sánh với nhật ký của bệnh nhân cung cấp. Xét nghiệm này có ích trong việc xác định khối lượng acid dạ dày đi vào thực quản.
Bệnh nhân không ăn uống và không hút thuốc sau nửa đêm trước khi làm xét nghiệm, tránh dùng các chất có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm như thuốc kháng acid, kháng cholin, cholin, thuốc chẹn giao cảm (X, rượu, corticoides, kháng H2, PPi.
Kết quả thay đổi tùy người và tùy dụng cụ và kỹ thuật. Bất thường trong trường hợp GERD, sẹo thực quản, viêm thực quản do trào ngược, nuốt khó, Barrett thực quản. Khi xét nghiệm (+), cần phải nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng hay chụp nhuộm thực quản có baryte.
Nguy cơ khi thực hiện xét nghiệm có thể gặp là loạn nhịp, sặc vào phổi (nhưng rất hiếm).

2. Dạ dày

2.1. Khảo sát đồ toán dịch vị

Dịch vị lúc đói: Bình thường khoảng 40 – 80ml khi đói, pH:l,6 – 1,8, acid tự do: 15mEq/l, toàn phần: 27mEq/l. Dịch khi đói >100ml là đã tiết hay do dạ dày bị ứ trệ và < 30ml là giảm tiết.
– MAO (maximal acide output): Dịch vị sau kích thích bằng histamin, pentagastrin hoặc insulin. Đây là nghiệm pháp dùng để phát hiện rối loạn tiết acide. Tiêm 0,04mg/kg histamin hoặc Pentagastrin để kích thích dạ dày tiết. Bình thường, lượng dịch sau hai giờ kích thích là từ 150 – 250ml, acid tự do > 80 mEq/l, tiết tối đa sau 5 phút kích thích. Được gọi là đa toan khi sau 3 phút dịch vị đã tiết và lượng dịch là 250 – 500ml, acid tự do cũng tăng, gặp trong các bệnh lý dạ dày có tăng tiết acid như loét tá tràng, hội chứng Zollinger Ellison, loét dạ dày typ 3).
– BAO (basal acide output): Định lượng dịch vị cơ bản vào sáng sớm ngủ dậy (dịch đói) hay dịch vị ban đêm. Bình thường BAO ở nam: 3 ± 2 mEq/h, nữ 2 ± 1,8 mEq/h. Nếu BAO tăng, gợi ý tăng tiết acide (gặp trong loét tá tràng hoặc loét dạ dày typ 3).
– PAO (peak acide output): Định kết quả của 2 mẫu có lượng acid cao nhất (lưu lượng đỉnh). Tăng trong hội chứng Zollinger Ellison và loét tá tràng. Nếu PAO 12 mEq/h có thể nói là loét tá tràng không tiến triển, hoặc loét không tái phát sau điều trị.
BAO và PAO tăng còn chứng tỏ điều trị thuốc chưa đủ, cần tăng liều hay phối hợp thuốc.
– Đo pH dịch dạ dày: Bình thường từ 1,6 – 1, nếu pH = 5: thiếu HC1 do viêm dạ dày teo. Nếu sau khi kích thích với Pentagastrine hoặc histamin không làm giảm pH phải nghĩ đến loét dạ dày ác tính.

2.2. Đo sự vơi dạ dày

– Với thức ăn là mỡ: Thời gian mờ qua khỏi dạ dày là chậm nhất, thời gian nửa vơi là 3- 6 giờ.
– Chụp dạ dày có baryte: Baryte chậm qua khỏi dạ dày.

2.3. Nghiệm pháp no muối

Để thăm dò tình trạng ứ trệ dạ dày hay môn vị bị hẹp. Cho bệnh nhân nhịn đói trước 12 giờ, hút hết dịch vị gọi là dịch đói (Bình thường < 100ml). Sau đó bơm qua sonde 750ml nước muối sinh lý trong 5 phút, giữ lại sau 30 phút rồi hút hết dịch và đánh giá kết quả.
– Nếu dịch đói > 1 OOml: có ứ trệ.
– Nếu dịch sau no muối > 400 ml là có hẹp chắc chắn, từ 200 – 300ml: nghi ngờ có hẹp, từ 300 – 400ml: Có thể hẹp.
– Hẹp cơ năng: Sau 3 ngày nhịn ăn truyền dịch, nếu dịch no muối giảm so với lần đầu chứng tỏ hẹp cơ năng do phù nề ồ loét hay do co thắt môn vị.

2.4. Đo trào ngược tá tràng- dạ dày

Cho vào tá tràng chất tiết qua mật như Technitium 99m phát hiện nó trong dạ dày là có trào ngược.

copy ghi nguồn : daihcoduochanoi.com

Link bài viết tại : Thăm dò chức năng thực quản dạ dày.