Yêu cầu tối thiểu để triển khai cảnh giác dược trong bệnh viện. Dấu hiệu nhận biết ADR

0
490
thông tin thuốc
cảnh giác dược

Yêu cầu về tổ chức

  • Có đơn vị hoặc cá nhân phụ trách công tác cảnh giác dược và có chức năng nhiệm vụ rõ ràng
  • có sự phân công trách nhiệm giữa các cán bộ y tế và có sự phối hợp hoạt động hiệu quả
  • Hội đồng thuốc điều trị: Tổ chức theo dõi ADR và các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện
  • Khoa dược bệnh viện: Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tập hợp các báo cáo về trung tâm DI và ADR quốc gia
  • Đơn vị thông tin thuốc: Tham gia theo dõi, xử lý ADR và theo dõi chất lượng của thuốc

Yêu cầu về nguồn lực

Nhân lực

  • Cán bộ dược
  • Cán bộ y
  • Nhân viên hành chính

Yêu cầu đối với cán bộ

  • Tận tâm, nhiệt tình với công việc
  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc báo cáo ADR
  • Được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với từng vị trí được phụ trách

Hình thức đào tạo

  • Được đào tạo bài bản
  • Tham gia các chương trình đào tạo cảnh giác dược nói chung và về một số lĩnh vực chuyên sâu như bệnh trên quần thể bệnh nhân (HIV, bệnh thận…); Thuốc như thuốc kháng sinh, dịch truyền IV, thuốc chống sốt rét, thuốc kháng retrovirus; Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt: trẻ em, người già…
  • Tham quan các trung tâm cảnh giác dược đã hoạt động hiệu quả

Trang thiết bị và cơ sở dữ liệu

  • Máy tính: phần mềm tin học văn phòng chuẩn. Hệ thống quản lý dữ liệu báo cáo
  • Các nguồn cơ sở dữ liệu y văn tối thiểu
  • Máy in và máy scan
  • Thiết bị liên lạc: điện thoại, máy fax, kết nối mạng internet
  • Máy photocopy

Yêu cầu về hoạt động thường quy

Người báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng – nữ hộ sinh. Khoa dược tập hợp báo cáo ADR của toàn bệnh viện

Hình thức báo cáo:

  • Mẫu báo cáo giấy: Đặt sẵn mẫu báo cáo ADR tại các khoa lâm sàng
  • Báo cáo trực tuyến: Máy tính kết nối mạng internet

Biến cố cần báo cáo hoặc nghiên cứu:

  • Phản ứng có hại nghi ngờ do thuốc: Typ A hoặc Typ B
  • Giảm hiệu quả của thuốc không mong muốn: tương tác thuốc, kháng thuốc
  • Khiếm khuyết chất lượng thuốc
  • Phụ thuộc thuốc hoặc lạm dụng thuốc
  • Sai sót trong sử dụng thuốc
  • Ngộ độc thuốc

Dấu hiệu nhận biết ADR

Có 14 nhóm dấu hiệu nhận biết ADR

  1. Nhóm 1: Các biểu hiện chung: sốt, đau đầu, buồn ngủ, ngất, tăng cân nhanh
  2. Nhóm 2: phản ứng ngoài da: Mày đay, phù mạch, ban đỏ, Ban xuất huyết, tăng nhạy cảm ánh sáng, ban nổi mọng, hồng ban đa dạng, Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban cố định, mụn trứng cá, rụng tóc, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
  3. Nhóm 3: rối loạn chức năng gan: Vàng da, vàng mắt, phù, kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường: tăng AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin máu
  4. Nhóm 4: kết quả xét nghiệm huyết học bất thường
  5. Nhóm 5: phản ứng phản vệ hoặc sốc phản vệ
  6. Nhóm 6: Suy thận cấp, tăng creatinin máu
  7. Nhóm 7: Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, khó nuốt, rối loạn vị giác, tăng sản lợi, khô miệng, loét miệng, loét thực quản, đau thượng vị, sỏi mật, viêm tụy, táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, xuất huyết tiêu hóa
  8. Nhóm 8: Rối loạn hô hấp: Khó thở, co thắt phế quản, viêm phổi kẽ
  9. Nhóm 9: Giá trị glucose máu bất thường
  10. Nhóm 10: Rối loạn nội tiết: Suy giáp, tăng năng giáp, tăng prolactin máu
  11. Nhóm 11: Rối loạn thần kinh cơ
  12. Nhóm 12: Huyết áp bất thường
  13. Nhóm 13: Rối loạn tim
  14. Nhóm 14: Rối loạn tâm thần

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Yêu cầu tối thiểu để triển khai cảnh giác dược trong bệnh viện. Dấu hiệu nhận biết ADR