Thuyết âm dương

0
1335
học thuyết âm dương
học thuyết âm dương

I. Định nghĩa

Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương

Từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán bệnh cũng như chữa bệnh, bào chế thuốc và dùng thuốc tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương

II. Nội dung

Âm và dương là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của một vật, hai cực của một quá trình vận động và hai nhóm hiện tượng có mối liên quan biện chứng với nhau.

Tính cơ bản của âm: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh có xu hướng tích tụ

Tính cơ bản của dương: Ở phía trên, ở bên ngoài, hoạt động có xu hướng phân tán.     Dựa vào những thuộc tính cơ bản, người ta phân định tính chất âm dương cho các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội

III. Các quy luật cơ bản của thuyết âm dương

3.1/ Âm dương đối lập

Là mâu thuẫn, đấu tranh, ức chế lẫn nhau:

Đó là sự đối lập không gian: trước – sau, trong – ngoài, trên – dưới, cao- thấp

Đối lập thời gian: đêm – ngày, lâu – mau, nhanh – chậm, cấp tính và mạn tính

Đối lập tính chất như nóng – lạnh, sáng – tối, ẩm – khô, hưng phấn – ức chế, buồn – vui, sinh trưởng – tiêu vong, sự sống – cái chết, hoạt động – yên tĩnh, thông suốt – bế tắc… sự đối lập là tuyệt đối và vĩnh hằng

3.1/ Âm dương hỗ căn

Âm dương là cùng một cội nguồn, nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và năng lượng. Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật không thể đơn độc phát sinh, phát triển ngoài được.

Ví dụ: có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.

Ví dụ: cơ năng hoạt động (dương) phải có sự cung cấp dinh dưỡng (âm), chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế không ngừng

3.3/ Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự sinh trưởng phát triển

Nói lên sự vận động không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt âm dương

Ví dụ: Khí hậu 4 mùa xuân hạ thu đông, âm tiêu dương trưởng, dương tiêu âm trưởng

Tính giai đoạn: là sự vận động của mỗi mặt đến mức nào đó mới chuyển hóa cho nhau được. Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt mà nhiệt cực sinh hàn

Ví dụ: hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (âm) bốc hơi lên, gặp không khí nóng (dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng. Mây (dương) gặp khí lạnh (âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng

Ví dụ: sốt cao (dương) ảnh hưởng đến phần âm, làm mất nước, mất chất điện giải, (phần âm) mất nước, mất chất điện giải ảnh hưởng đến dương gây trụy mạch thoát dương, choáng

3.4/ Âm dương bình hành

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại thế cân bằng, thế bình quân giữa hai mặt. BÌnh hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.

Tóm lại: Bốn quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của sự vật.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : Thuyết âm dương