Thái độ xử trí tại các tuyến của thai chết trong tử cung

0
475
PROSTAGLANDIN E2

 

1 Tuyến xã

TƯ VẤN

Tư vấn và chuyển tuyến trên xử trí vì thai chết trong tử  cung có thể có các biến chứng nặng nề như: chảy máu, nhiễm khuẩn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

2 Tuyến huyện và các tuyến cao hơn

2.1 Nguyên tắc chung

Không vội vàng xử trí

-Chỉ quyết định điều trị khi đã có chẩn đoán chính xác và chuẩn bị đầy đủ.

-Làm các xét nghiệm:công thức máu, phân loại nhóm máu, chức năng đông máu toàn bộ, đặc biệt là lượng fibrinogen máu, và một số xét nghiệm cần thiết khác.

XÉT NGHIỆM MÁU

-Nếu xét nghiệm có hiện tượng rối loạn chức năng đông máu thì phải điều trị rối loạn đó rồi mới đặt vấn đề giải quyết thai lưu.Các thuốc sử dụng để điều chỉnh rối loạn đông máu:

+Fibrinogen truyền tĩnh mạch

+Máu tươi toàn phần

+Thuốc chống tiêu sinh sợi huyết E.A.C, transamine  250mg * 2-4 ống/ngày.

Những trường hợp dù xét nghiệm chức năng đông máu bình thường cũng cần chuẩn bị sẵn máu tươi hoặc các chế phẩm như fibrinogen, để điều trị khi có biến chứng rối loạn đông máu thứ phát xảy ra.

(Một số tác giả sử dụng Heparin để điều trị với liều từ 50000-100000 đv, tuy nhiên vấn đề này cần được nghiên cứu thêm để có thể áp dụng mà không gây tai biến).

-Những nguy cơ đáng lưu ý đối với thai chết trong tử cung là rất dễ nhiễm khuẩn sau khi vỡ ối hoặc sau khi thai, rau ra có thể gây chảy máu nặng do rối loạn chức năng đông máu, hoặc đờ tử cung.Vì vậy cần phòng chống nhiễm khuẩn tốt, dùng kháng sinh toàn thân, liều cao và phối hợp kháng sinh trong 5-7 ngày.

2 Nong cổ tử cung, nạo

-Nạo buồng tử cung được áp dụng cho những trường hợp thai chết mà thể tích buồng tử cung nhỏ hơn tử cung có thai ba tháng hoặc chiều cao tử cung <8 cm.

NẠO BUỒNG TỬ CUNG

-Phải giảm đau cho bệnh nhân trước khi nạo, dùng thuốc tăng co tử cung và kháng sinh.Không để sót tổ chức rau thai, thai.

-Chú ý theo dõi đề phòng cháy máu, biến chứng rối loạn đông máu sau nạo.

3 Khởi phát chuyển dạ

CHUYỂN DẠ

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán khẳng định thai chết, cần khởi phát chuyển dạ để tống thai ra ngoài. Phản ứng của bệnh nhân có thể khác nhau đối với hình thức xử trí này.Một số bệnh nhân có thể đồng ý khởi phát chuyển dạ ngay, một số khác cần đợi một thời gian nhất định ( có thể vài giờ hoặc vài ngày) để họ ổn định về tinh thần.Cả hai trường hợp đều có thể chấp nhận.

Khi thai chết trong tử cung từ 3-4 tuần, lượng Fibrinogen trong máu có thể giảm, dẫn tới rối loạn đông máu-chảy máu.

Khởi phát chuyển dạ bắt đầu với sự chuẩn bị bệnh nhân và sau đó truyền oxytocin tĩnh mạch.Bệnh nhân có tiền sử mổ đẻ cần được chú ý để tránh nguy cơ vỡ tử cung.

Thai chết lưu sớm có thể được xử trí bằng đặt dụng cụ và nong rồi đưa thai ra.Ở phụ nữ có thai chết lưu trước 28 tuần tuổi, khởi phát chuyển dạ bằng prostaglandin E2 đặt âm đạo, (misoprostol đặt âm đạo) hoặc dùng đường uống và/hoặc oxytocin ( thường áp dụng ở những phụ nữ có sẹo mổ tử cung)

PROSTAGLANDIN E2

Đối với những phụ nữ có thai chết sau 28 tuần tuổi nên dùng liều thấp hơn.

Prostaglandin E2 và misoprostol không nên dùng ở những phụ nữ có tiền sử phẫu thuật tử cung vì có nguy cơ vỡ tử cung.

nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại :Thái độ xử trí tại các tuyến của thai chết trong tử cung